Van công nghiệp là một thành phần không thể thiếu được trong các hệ thống đường ống công nghiệp, các thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước…và rất nhiều những ứng dụng trong những ngành công nghiệp khác nữa.
Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra những thông tin tổng quan cho bạn để bạn có thể hình dung được về các loại van công nghiệp hiện thịnh hành trên thị trường và được ứng dụng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Lịch sử hình thành và phát triển các loại van
Bằng chứng cổ về các loại van có thể truy lại thời điểm cổ của người Ai Cập và người Hy Lạp. Nó là vào thời của người La Mã, tất cả mọi người đều công nhận như các nhà phát triển tương đối phức tạp của hệ thống ống nước.
Hệ thống ống nước của họ đã được cải tiến đủ để cung cấp nước cho các tòa nhà riêng lẻ mà họ đã phát triển, các van, khóa vòi và đó cũng là bằng chứng của người La Mã đã sử dụng van an toàn ngăn chặn dòng chảy.
Vậy van công nghiệp là gì?
Van là 1 thiết bị cơ khí được dùng trong công nghiệp đường ống để điều chỉnh, phân chia lưu lượng, áp lực và nhiệt độ của lưu chất. Khi van đóng hoàn toàn thì sẽ không có dòng chảy của vật chất (nước, dầu, khí, hơi,…) đi qua.
Nếu van chỉ mở 1 phần thì chỉ có 1 phần của dòng chảy đi qua. Khi van ở vị trí này thì nó được gọi là đang ở vị trí điều tiết lưu lượng của dòng chảy. Khi van mở hoàn toàn thì ta có dòng chảy qua van là lớn nhất.
Nếu như van trong hệ thống khí nén nhỏ gọn, đơn giản để cung cấp, phân phối dòng khí vào hệ thống hay phục vụ cho xi lanh để sinh công thì van trong hệ thống thủy lực có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Những van đóng vai trò shut off sẽ chỉ được lắp tại đầu các nhánh của mạch. Những van dầu phân phối, van giảm áp…được bố trí tại các vị trí quan trọng nhằm bảo vệ cho bơm, hệ thống.
Với hệ thống nước tưới tiêu, sinh hoạt thì van on/off đóng vai trò chủ chốt. Đối với hệ thống tưới tiêu thì chỉ cần cung cấp hoặc ngắt dòng nước, điều chỉnh lưu lượng nên sẽ không phải chú trọng đến việc sinh công, giảm áp, tăng áp, an toàn…
OK!. Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu một vài loại van công nghiệp phổ biến.
Van bướm
Van bướm có tên tiếng Anh là Butterfly valve, là thiết bị van công nghiệp có chứa đặc tính của cả dòng van 2 chiều và van chặn. Chúng được dùng để đóng mở, điều tiết lưu lượng (hoặc hướng dòng chảy) của lưu chất trong đường ống. Chúng còn được biết đến bởi tên gọi danh định như: van cánh bướm.
Phân loại van bướm
• Van bướm tay gạt – tay kẹp: Là dòng van dạng cơ, điều khiển hoàn toàn bằng tay (sức người). Cũng vì vậy, chúng có giới hạn về kích cỡ để thuận tiện vận hành đóng mở. Cụ thể: từ DN40 – DN300. Nhưng van tay gạt lại có ưu điểm là đóng mở nhanh.
• Van bướm tay quay – vô lăng: Là dòng van dạng cơ điều khiển bằng tay quay vô lăng, có tích hợp hộp bánh răng trợ lực. Điều này giúp vận hành van thuận tiện hơn cũng vì vậy, kích cỡ của van được trải rộng từ DN40 – DN1200. Nếu có nhu cầu số lượng phù hợp, các đơn vị sản xuất có thể chế tạo kích cỡ lớn hơn.
• Van bướm điều khiển bằng điện – điều khiển bằng mô tơ điện: là loại van được điều khiển tự động bằng mô tơ điện. Kích cỡ van trải rộng từ DN40 – DN600. Điện áp mô tơ điện sử dụng: 220VAC, 24VDC, 380VAC.
• Van cánh bướm điều khiển khí nén: là loại van điều khiển tự động bằng khí nén. Kích cỡ van từ DN40 – DN600. Nguồn khí nén sử dụng áp lực từ 3 – 8bar.
Van bi – Ball valve
Tiếng Anh: Ball Valve; Là một thiết bị sử dụng một bộ phận hình cầu rỗng, đục lỗ để đóng mở và kiểm soát lưu lượng dòng chảy chảy qua chúng. Nó mở khi lỗ của quả bóng cùng chiều với dòng chảy và đóng lại khi được xoay góc 90 độ bằng tay cầm van.
Sản phẩm có thể được chia thành nhiều loại dựa vào chất liệu hay kiểu kết nối.
• Dựa vào chất liệu ta sẽ có: van bi inox, gang, đồng, thép.
• Dựa vào kiểu kết nối ta sẽ có: van bi nối ren và nối bích. Van nối ren thường có các kích thước nhỏ từ DN15 – DN50. Van bi bích thường có các kích thước lớn từ DN50 – DN200.
Sản phẩm có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động với các thiết bị điều khiển như: tay gạt, tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén.
Van cổng – Gate valve
Còn có thể được biết đến bằng một số tên gọi như: van cửa, van chặn, van 2 chiều. Là loại van công nghiệp dùng để cho phép hoặc ngăn cản lưu chất trên đường ống đi qua. Van đòi hỏi rất ít không gian dọc theo trục ống. Loại van này có thiết kế để đóng – mở hoàn toàn; tương ứng với ngăn chặn và cho phép dòng lưu chất đi qua van một cách triệt để nhất. Chúng không được khuyên dùng để điều tiết dòng chảy. Mặt khác, Van có thể cho phép dòng lưu chất đi qua van theo hai chiều khác nhau. Cũng vì vậy, van cổng trở thành điển hình cho dòng van chặn, và van hai chiều; khiến nhiều người mặc định thành tên gọi của van cửa.
Sản phẩm chủ yếu được ứng dụng cho môi trường chất lỏng.
Tùy thuộc vào cách phân chia sẽ có rất nhiều các loại van cổng khác nhau.
▸ Phân loại theo cấu tạo van: van cổng ty nổi, ty chìm, van cửa dao.
▸ Phân loại theo vật liệu chế tạo: van cổng gang, van cổng inox, thép, van đồng.
▸ Phân loại theo phương thức điều khiển: vận hành bằng tay quay, vô lăng; vận hành bằng động cơ điện; vận hành bằng động cơ khí nén.
▸ Phân loại theo kiểu kết nối: lắp ren, lắp bích, lắp hàn.
Van cầu
Đây là thiết bị dùng để điều chỉnh dòng chảy trong đường ống.
Van được gọi như vậy vì hình dạng bên ngoài của chúng là hình cầu được với hai nửa của thân van được ngăn cách bởi một bộ phận kiểm soát dòng chảy bên trong thân van. Chúng được sử dụng rộng rãi trong đường ống nhà máy, thích hợp cho hoạt động thủ công và tự động.
Do toàn bộ áp suất hệ thống tác động lên đĩa được truyền vào thân van, nên có khả năng chịu áp lực rất lớn. Hiện nay, Đơn vị nhập khẩu giới hạn kích thước van cầu đến DN300. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu mà nhà sản xuất có thể sản xuất van có kích thước lớn hơn. Các van lớn hơn sẽ yêu cầu các lực cực lớn được tác dụng lên thân van để mở hoặc đóng van dưới tác động của áp suất.
Ứng dụng của van cầu
Van được ứng dụng hầu hết trong các hệ thống dẫn chất lỏng.
Một số ứng dụng điển hình nhất của chúng bao gồm hệ thống nước làm mát, hệ thống dầu nhiên liệu, hệ thống cấp nước hoặc hóa chất, nồi hơi và lỗ thông hơi chính và cống, và hệ thống dầu bôi trơn tuabin.
Van một chiều
Van một chiều (tiếng Anh: Check valve) là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn; cho phép dòng chất lỏng – khí đi qua chỉ theo 1 hướng nhất định, và ngăn cản dòng theo hướng ngược lại. Van 1 chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa, v.v. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng – khí khi có những sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.
Van 1 chiều dựa trên chênh lệch áp suất để làm việc. Chúng đòi hỏi một áp lực cao hơn ở phía đầu vào. Khi áp suất ở phía đầu ra cao hơn (hay áp suất ở phía đầu vào không đủ lớn), van sẽ đóng lại.
Van một chiều có thể được phân loại dựa vào chất liệu và kiểu lắp: van một chiều inox lá lật, van một chiều lá lật mặt bích, van một chiều cánh bướm,…
Van điện từ
Tiếng Anh: Solenoid valve. Chúng là dòng van hoạt động dựa trên nguyên lý tác động của lực từ trường. Cấu tạo cơ bản của van điện từ gồm: cuộn năng lượng (có thể gọi là cuộn hút – cuộn coil); ty van (là 1 thanh kim loại); lò xo hồi (được gắn vào 1 đầu của ty van); màng van (có thể bằng cao su, teflon dùng để cho đóng/mở lưu chất qua van); thân van (có thể bằng đồng, inox, nhựa, gang). Tùy vào kiểu van điện từ thường mở hay thường đóng mà thân van có cấu tạo khác nhau.
Với kết cấu và nguyên lý hoạt động như vậy, Van Solenoid có khả năng đóng mở rất nhanh. Song lại không được khuyên dùng cho các hệ thống – vị trí cần vận hành liên tục trong thời gian dài.
Phân loại solenoid valve
Đây là dòng van được ứng dụng rất rộng rãi trong nước, bao gồm dân dụng và cả trong công nghiệp. Ở đây, Tuấn Hưng Phát sẽ phân loại các sản phẩm dựa trên các tùy chọn để Quý Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.
▸ Chất liệu thân van: đồng, inox, nhựa
▸ Môi trường sử dụng: van điện từ nước, hơi nóng, nước nóng, gas…
▸ Trạng thái van:
▪ Van thường mở (NO – Trạng thái ban đầu là mở; Khi cấp điện, van sẽ đóng lại; Khi ngừng cấp điện, van sẽ về trạng thái ban đầu là mở).
▪ Van thường đóng (NC – trạng thái ban đầu là đóng. Khi cấp điện thì van mở; ngừng cấp điện van trở về trạng thái đóng như ban đầu)
▸ Điện áp sử dụng: Van nước điện từ 24 VDC, 220 VAC.
▸ Thương hiệu và xuất xứ van: Van điện từ ODE – Italia; TPC – Hàn Quốc; Round Star – Đài Loan
Van giảm áp – relief valve
Còn gọi là van điều áp. Đây là một thiết bị van công nghiệp có tác dụng làm giảm áp suất của nước, khí tới một giá trị mong muốn tại đầu ra của nó. Giá trị áp lực đầu ra luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị áp lực đầu vào.
Việc sử dụng van giảm áp giúp bảo vệ đường ống khỏi sự thay đổi áp suất đột ngột, không hay nguy hại cho van hoặc các thiết bị phía sau đường ống.
Ứng dụng của van giảm áp
Van giảm áp được ứng dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau. Cụ thể:
* Ứng dụng trong các máy nén khí
– Áp suất không khí mà các máy nén khí tạo ra là rất lớn. Do vậy, cần phải sử dụng van giảm áp để điều chỉnh áp suất của máy nén khí cho phù hợp với từng mục đích khác nhau.
* Sử dụng trong các hệ thống nước, thiết bị thủy lực
– Trong các hệ thống đường ống cung cấp nước cho các tòa nhà cao tầng hay chung cư, hay trong hệ thống truyền dẫn nước và nhiên liệu trong tàu thủy, việc sử dụng van giảm áp là một điều tất yếu.
* Sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
– Van giảm áp được ứng dụng trong các nồi hơi, nồi áp suất trong ngành chế biến thực phẩm để tránh những nguy hiểm trong quá trình sử dụng và vận hành.
Trên đây là định nghĩa tổng quát và một số dòng van công nghiệp phổ biến trên thị trường được ứng dụng nhiều trong các hệ thống đường ống công nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu về van công nghiệp thì liên hệ ngay với entec nhé
LIÊN HỆ NGAY MÔI TRƯỜNG ENTEC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENTEC
Office: 441/3B Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0903535679 - 0917 666238
Web: https://entec.vn
Email: moitruongentec@gmail.com
Xem thêm