Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy

 

(TN&MT) - Vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022 - 2023

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2021, tỉnh Lai Châu có 481.261,02 ha rừng (trong đó xác định có 161.887,96 ha rừng thuộc vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao và rất cao), tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,44%. Thời gian qua, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; ý thức trách nhiệm của các chủ rừng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được nâng lên. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật và cháy rừng, cháy thảm thực vật vẫn xảy ra tại một số địa phương.

Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và PCCCR, hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 (BCH tỉnh) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung:

b1.jpg

Tỉnh Lai Châu yêu cầu các địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Cụ thể UBND các huyện, thành phố: Chủ động tuyên truyền, phổ biến, triển khai có hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng cháy và chữa cháy rừng; thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Điều 102 của Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát UBND cấp xã, chủ rừng thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Củng cố, kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR tại địa phương, các tổ đội chuyên trách bảo vệ rừng thôn bản; rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo đúng phương châm “4 tại chỗ”. Chỉ đạo các chủ rừng phối hợp các địa phương bố trí lực lượng trực canh gác phát hiện sớm lửa rừng; tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ người ra, vào các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong thời gian cao điểm nắng nóng; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, máy móc, dụng cụ chữa cháy để sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Cùng với đó, các Sở ban ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR. Chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện, công cụ, dụng cụ ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin tình hình cháy rừng tại các địa phương, đơn vị; tổng hợp tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị, diễn biến tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh, báo cáo kịp thời Trưởng ban Chỉ huy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi cần thiết, chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy rừng. Đồng thời, cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR; kịp thời đưa tin cảnh báo, cấp dự báo cháy rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng để người dân biết, chủ động, phòng ngừa.

MÔI TRƯỜNG - Hoàng Châu 


Tin tức liên quan

Bình Định: Bảo vệ môi trường trong các cơ sở kinh doanh du lịch

Bình Định: Bảo vệ môi trường trong các cơ sở kinh doanh du lịch

72 Lượt xem

Chiều 7/10, tại huyện Tây Sơn, Sở Du lịch Bình Định tổ chức Hội nghị - Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong các cơ sở kinh doanh du lịch, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh về việc đảm bảo môi trường du lịch để phát triển du lịch bền vững.
Đà Nẵng: Hoàn thiện và áp dụng Bộ chỉ số môi trường cấp quận

Đà Nẵng: Hoàn thiện và áp dụng Bộ chỉ số môi trường cấp quận

76 Lượt xem

(TN&MT) - Ngày 7/10, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng phối hợp Sở TN&MT Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) tổ chức Hội thảo công bố kết quả thử nghiệm áp dụng và chuyển giao Bộ chỉ số môi trường cấp huyện
Tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

68 Lượt xem

(TN&MT) - Ngày 6/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 -2025. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đồng chủ trì Hội nghị.
Ấm no hơn từ xanh đồng sạch đất

Ấm no hơn từ xanh đồng sạch đất

75 Lượt xem

(TN&MT) - Có một Cần Thơ xanh hơn, sạch hơn, ấm no hơn từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và bảo vệ môi trường. Khi trên các cánh đồng, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng lên, thì trong cuộc sống, đời sống, thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Những vùng khó khăn của Cần Thơ đang gần hơn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Chống rác thải nhựa thông qua Ngày không túi nilon

Chống rác thải nhựa thông qua "Ngày không túi nilon"

68 Lượt xem

  (TN&MT) - Ngày 5/10, tại siêu thị Tops Market The Garden (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện “Ngày không túi nilon” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng cùng chung tay bảo vệ môi trường

Nghệ An: Giải pháp chống ngập cho thành phố Vinh

74 Lượt xem

(TN&MT) - Được công nhận là Đô thị loại I từ nhiều năm trước, tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên địa bàn TP. Vinh. Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương những yêu cầu cao để đối mặt với những thách thức do ngập.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng