Nghệ An: Giải pháp chống ngập cho thành phố Vinh

(TN&MT) - Được công nhận là Đô thị loại I từ nhiều năm trước, tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên địa bàn TP. Vinh. Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương những yêu cầu cao để đối mặt với những thách thức do ngập.

Ám ảnh ngập úng

Vào mùa mưa, hiện tượng ngập úng tại những tuyến đường ngay giữa trung tâm TP. Vinh như Đại lộ Lê-nin, Nguyễn Thị Minh Khai, Đặng Thái Thân, Quang Trung, Hồng Bàng, Nguyễn Văn Cừ, Phan Bội Châu,… đã trở nên quá quen thuộc, nhiều phương tiện di chuyển khó khăn, gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

7-2-.jpg

Một góc Đô thị loại 1 - TP. Vinh

Tháng 10/2019, sau trận mưa lớn, tại khu vực đình Tây chợ Vinh, nước ngập đến nóc ki-ốt, gần như toàn bộ hàng hóa của hàng trăm tiểu thương đều ngập chìm trong nước, gây thiệt hại rất nặng nề. Mới đây nhất, trong ngày 1/10/2022, do mưa lớn nên khu vực đình Tây chợ Vinh tiếp tục bị ngập nặng. Rất may, các tiểu thương đã có kinh nghiệm từ đợt lụt trước nên đã kê hàng hóa, đồ đạc lên cao, giảm thiểu được phần nào thiệt hại.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng ở TP. Vinh, trong đó có lý do một bộ phận người dân ý thức trách nhiệm kém trong việc bảo vệ các công trình thoát nước. Không khó để có thể bắt gặp nhiều bậc lên - xuống vỉa hè do người dân tự xây đắp làm cản trở nước mưa thoát xuống mương. Nhiều người dân có hành vi xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến ách tắc đường ống tiêu thoát nước, khiến cho việc thoát nước trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng gây vương vãi, tràn lấp các hố ga, miệng cống, làm giảm tiết diện tải nước, tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn.

7-3-.jpg

Thi công cống thoát nước trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Vinh) - Một trong những tuyến đường hay bị ngập nặng mỗi khi trời mưa

Nguyên nhân ngập úng còn do quá trình đô thị hóa thành phố làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Nhiều hồ, ao bị san lấp để bê tông hóa, nhựa hóa, xây dựng nhà, công xưởng, đường sá. Do vậy, khi mưa xuống, khả năng tiêu thoát chậm, hầu như toàn bộ nước đều tập trung thành dòng chảy, đường hóa thành sông...

Ngoài ra, cũng cần thẳng thắn thừa nhận sự hạn chế về công tác quản lý đô thị. Trong khi hệ thống công trình tiêu nước còn thiếu và yếu, chi phí cho xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước cần có nguồn vốn lớn và còn hạn hẹp thì công tác quản lý lại bộc lộ nhiều bất cập.

Nhiều dự án được đầu tư, công trình được triển khai xây dựng nhưng tiến độ thực hiện chậm; sự phối hợp trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp giữa các ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Không ít trường hợp, chỉ vì sự bất cẩn trong công tác cấp đất của cơ quan chức năng, cách giải quyết chưa thấu tình đạt lý, dứt khoát của chính quyền đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cũng như chất lượng công trình.

Cần giải pháp hữu hiệu

Tháng 10/2018, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phối hợp với UBND TP. Vinh tổ chức Hội thảo khoa học Thoát nước đô thị Vinh - thực trạng và giải pháp. Tại Hội thảo, các chuyên gia đều thống nhất với quan điểm: TP. Vinh cần có quy hoạch hệ thống thoát nước, kênh, mương, trạm bơm gắn với xử lý nước thải. Tập trung thu hút các nguồn vốn để lập kế hoạch ưu tiên công trình cấp bách tiêu thoát nước; tập trung bảo trì các công trình kênh, mương thoát nước. Thoát nước phải được nghiên cứu đồng thời với quá trình xây dựng đô thị. Ngoài giải pháp tổng thể, cần có những giải pháp chi tiết cho từng dự án, từng khu đô thị, từng công trình cụ thể.

7-4-.jpg

Máy bơm công suất lớn bơm nước từ đình Tây chợ vinh ra sông Cửa Tiền để chống ngập vào ngày 2/10/2022

Theo ý kiến của một số chuyên gia thủy lợi đầu ngành ở Nghệ An, trong quy hoạch tổng thể thành phố phải có con kênh rộng 80m từ sông Kẻ Gai đi xã Nghi Phú, Nghi Đức đến sông Rào Đừng chạy song song đường 95m để phân lưu thoát nước cho khu vực phía Đông Bắc thành phố, tuy nhiên, đến nay, chưa có vốn đầu tư để thực hiện việc này. Vì vậy, để giảm ngập cho đường Lê-nin và cả khu vực Đông Bắc TP. Vinh, trước mắt, phải khảo sát mở thêm một số điểm đấu nối vào kênh Bắc và phải tiến hành đầu tư xây dựng kênh 80m quy hoạch nói trên.

Đồng thời, lập bản đồ cơ sở dữ liệu hệ thống tiêu bao gồm sơ đồ các tuyến tiêu, phân vùng tiêu, hướng tiêu khẩu độ, cao độ cho hệ thống tiêu; phục vụ cho công tác nghiên cứu, vận hành, đầu tư xây dựng công trình tiêu. Đặc biệt, TP. Vinh cần phối hợp tốt hơn với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong việc đầu tư tài chính cho các công trình tiêu thoát nước, tiêu thoát lũ. Được biết, hiện nay, thành phố đang vận động nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới để kè sông Vinh, xây dựng các hạng mục đấu nối vào sông Vinh, đầu tư một số tuyến đường trọng điểm.

7-1-.jpg

Hình ảnh chợ Vinh bị ngập nặng vào năm 2019

Thành phố cũng đang tiến hành lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước (có lồng ghép kịch bản biến đổi khí hậu) làm cơ sở để từng bước đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thoát nước. Khi phê duyệt, thỏa thuận các dự án khu đô thị mới hay các dự án có liên quan đến san lấp mặt bằng làm thay đổi dòng chảy, địa hình, địa mạo... cần phải yêu cầu chủ đầu tư có giải pháp thoát nước trước mắt cho các khu vực xung quanh.

Bên cạnh đó, bổ sung các hố thăm mương cấp I, mương kín nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, vận hành; kiểm tra bổ sung các hố thu nước mặt đường; xử lý các lưới chắn rác dọc kênh Bắc... Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Nâng công suất, mua máy phát điện dự phòng cho các trạm bơm Tây Nam, trạm bơm Bến Thủy, trạm bơm phía Nam, kè hồ điều hòa Bến Thủy.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Phạm Tuân

LIÊN HỆ NGAY MÔI TRƯỜNG ENTEC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ENTEC

Office: 441/3B Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0903535679 - 0917 666238

Web: https://entec.vn

Email: moitruongentec@gmail.com


Tin tức liên quan

Tuy Hòa (Phú Yên): Phấn đấu trồng 2 triệu cây xanh đến hết năm 2025
Tuy Hòa (Phú Yên): Phấn đấu trồng 2 triệu cây xanh đến hết năm 2025

283 Lượt xem

UBND thành phố Tuy Hòa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trồng 2 triệu cây xanh trên địa bàn thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2021-2025. Đưa kế hoạch này trở thành phong trào thi đua của các đơn vị địa phương với sự tham gia đông đảo của người dân và huy động tối đa nguồn lực của xã hội.
Tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

283 Lượt xem

(TN&MT) - Ngày 6/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 -2025. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đồng chủ trì Hội nghị.
Đà Nẵng: Hoàn thiện và áp dụng Bộ chỉ số môi trường cấp quận
Đà Nẵng: Hoàn thiện và áp dụng Bộ chỉ số môi trường cấp quận

312 Lượt xem

(TN&MT) - Ngày 7/10, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng phối hợp Sở TN&MT Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) tổ chức Hội thảo công bố kết quả thử nghiệm áp dụng và chuyển giao Bộ chỉ số môi trường cấp huyện
Cung cấp than hoạt tính gáo dừa lọc nước
Cung cấp than hoạt tính gáo dừa lọc nước

239 Lượt xem

 Với đặc tính hấp thụ mạnh mẽ của mình, than hoạt tính gáo dừa hiện là sản phẩm rất được tin dùng trong các lĩnh vực như: lọc nước, hút mùi,..
Than nướng thịt kiểu Hàn quốc
Than nướng thịt kiểu Hàn quốc

412 Lượt xem

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Entec chuyên cung cấp than nướng thịt kiểu Hàn, Nhật,...Hàng luôn có sẵn tại kho TP.Hồ Chí Minh
Ấm no hơn từ xanh đồng sạch đất
Ấm no hơn từ xanh đồng sạch đất

300 Lượt xem

(TN&MT) - Có một Cần Thơ xanh hơn, sạch hơn, ấm no hơn từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và bảo vệ môi trường. Khi trên các cánh đồng, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng lên, thì trong cuộc sống, đời sống, thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Những vùng khó khăn của Cần Thơ đang gần hơn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng